Biển báo cấm người đi bộ có ý nghĩa gì? Dấu hiệu nhận biết như thế nào? Qua bài viết dưới đây, GOFA sẽ tổng hợp các thông tin xoay quanh biển báo cấm người đi bộ để bạn đọc hiểu rõ và tránh những vi phạm không đáng có khi tham gia giao thông.
1. Đặc điểm của biển báo cấm người đi bộ
Theo Quy chuẩn QCVN 41:2019, biển báo cấm người đi bộ thuộc nhóm biển báo cấm, mã ký hiệu P.112. Biển có hình dạng tròn, viền đỏ, nền trắng. Trên biển có 1 đường chéo đỏ chia biển làm 2 phần và in hình vẽ một người đang đi bộ ở giữa.
2. Biển báo cấm người đi bộ có ý nghĩa gì?
Biển báo cấm biểu thị các điều cấm, bắt buộc người tham gia giao thông phải tuân thủ.
Cụ thể, biển báo cấm người đi bộ P.112 báo hiệu tuyến đường phía trước cấm người đi bộ không được đi vào để đảm bảo an toàn giao thông.
Vị trí đặt biển
Biển báo cấm người đi bộ được đặt ở nơi đường giao nhau hoặc trước một vị trí trên đường cần cấm. Biển báo này thường xuất hiện tại:
- Các đoạn đường có nhiều xe cơ giới qua lại, nguy cơ tai nạn giao thông cao.
- Các đoạn đường đang có công trình thi công.
- Các đoạn đường gần đường ray tàu chạy.
- Lối vào cao tốc.
Hiệu lực của biển
Biển P.112 có giá trị trên tất cả các làn đường hoặc được quy định phạm vi áp dụng trong biển báo phụ đặt bên dưới. Biển này không cần biển báo hết cấm.
3. Mức phạt vi phạm
Căn cứ Điều 9 Nghị định 100/2019 của Chính phủ, người đi bộ có thể bị phạt tiền từ 60.000 đồng – 100.000 đồng nếu đi vào nơi có biển báo cấm người đi bộ.
Bên cạnh đó, trường hợp người đi bộ đi vào đường cao tốc sẽ bị phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng (trừ người phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc).
4. Một số biển báo dành cho người đi bộ khác
(1) Biển số W.224 “Đường người đi bộ cắt ngang”
Biển W.224 thuộc nhóm biển báo nguy hiểm (hình tam giác có viền đỏ). Biển báo hiệu phần đường dành cho người đi bộ qua đường. Gặp biển này các xe phải giảm tốc độ, nhường ưu tiên cho người đi bộ và chỉ được chạy xe khi không gây nguy hiểm cho người đi bộ.
(2) Biển số R.305 “Đường dành cho người đi bộ”
Biển R.305 thuộc nhóm biển hiệu lệnh (hình tròn, nền xanh dương), Do đó, bắt buộc người tham gia giao thông phải tuân thủ biển báo này.
Cụ thể khi gặp biển R.305 thì các loại xe cơ giới và thô sơ (trừ xe đạp và xe lăn dành cho người tàn tật), kể cả các xe được ưu tiên theo quy định không được phép đi vào trên đường đã đặt biển này. Trừ trường hợp đi cắt ngang qua nhưng phải đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người đi bộ.
(3) Biển số I.423 (a,b) “Vị trí người đi bộ sang ngang”
Biển số I.423 có dạng hình vuông, nền xanh, hình vẽ màu trắng thuộc nhóm biển chỉ dẫn. Cụ thể, biển này chỉ dẫn người đi bộ và người tham gia giao thông biết vị trí dành cho người đi bộ sang ngang.
Biển I.423 được sử dụng độc lập ở những vị trí sang ngang, đường không có tổ chức điều khiển giao thông hoặc có thể sử dụng phối hợp với vạch kẻ đường.
Gặp biển này người tham gia giao thông phải điều khiển xe chạy chậm, chú ý quan sát, ưu tiên cho người đi bộ sang ngang. Chiều người đi bộ trên biển phải hướng vào đường.
(4) Biển số I.424 (a,b) “Cầu vượt qua đường cho người đi bộ”
Biển số I.424 (a,b) Để chỉ dẫn cho người đi bộ sử dụng cầu vượt qua đường.
(5) Biển số I.424 (c,d) “Hầm chui qua đường cho người đi bộ”
Biển số I.424 (c,d) để chỉ dẫn cho người đi bộ sử dụng hầm chui qua đường.
(6) Biển số I.423c “Điểm bắt đầu đường đi bộ” (biển F,9 theo Hiệp định GMS)
Biển số I.423c để chỉ dẫn cho người tham gia giao thông nơi bắt đầu đoạn đường dành cho người đi bộ.Biển này không dùng cho các vị trí đi bộ cắt ngang qua đường.
Với bài viết “Biển báo cấm người đi bộ có ý nghĩa gì? A-Z về biển báo cấm người đi bộ”, GOFA đã tổng hợp và giải đáp các thắc mắc liên quan tới ý nghĩa của biển báo cấm người đi bộ. Hy vọng bạn đọc đã nắm rõ các thông tin hữu ích trên để tham gia giao thông an toàn và tránh được các lỗi vi phạm không đáng có.
Các bác tài đừng quên bật GOFA để được cảnh báo giao thông chính xác và đề xuất lộ trình di chuyển nhanh nhất trong ứng dụng nhé!
Tải và trải nghiệm ngay!
App Store: https://apps.apple.com/vn/app/gofa/id1580007302?l=vi
Google Play: https://play.google.com/store/apps/details…